Đến hẹn lại lên, những lễ hội truyền thống nổi tiếng dịp đầu năm lại thu hút hàng nghìn du khách thập phương. Meosanvemaybay sẽ cũng bạn điểm danh những lễ hội hấp dẫn này, giúp bạn có thêm những sự lựa chọn cho chuyến du xuân năm nay nhé.
1.
Tết của người Mông
Mùa tết, trên khắp vùng Tây Bắc đâu đâu
cũng mang không khí hội hè. Những chàng trai, cô gái, cô gái trong trang phục
truyền thống sặc sỡ cũng nhau mở hội, hội ở trong mỗi nhà, hội trong mỗi bản, hội
trên nương rẫy, hội ở trên đồi…
Suốt mùa chơi tết, các bản Mông tưng bừng mở
hội Gầu Tào vui xuân. Các chàng trai vừa thổi khèn vừa nhảy múa… Khắp núi rừng
bay bổng tiếng khèn Mông réo rắt mời gọi mọi người đến hôi. Trong lễ hội có trò
chơi ném pao “ nẩy pao” và đánh yếm, ném cù… Hát “gầu plềnh” là hát giao duyên
được nam nữ hào hứng tham gia. Những lời ca mượt mà, đằm thắm hòa quyện cùng tiếng
khèn, tiếng sáo như muốn bay bổng cùng ngọn gió phiêu lãng của đất trời.
2. Lễ hội Yên Tử
Lễ hội Yên Tử được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng
giêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng mùa xuân. Sau phần nghỉ lễ long trọng được
tổ chức dưới chân núi là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với đỉnh cao nhất
của Yên Tử - chùa Đồng. Đường lên đỉnh Yên Tử uốn lượn, gập ghềnh, luồn dưới những
bóng cây đại thụ, xuyên qua những vạt rừng thông, trúc… Đến được chùa Đồng, du
khách có cảm giác như đến được cội nguồn cõi Phật.
Hoàng đế Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngôi vua,
cho xây dựng hàng trăm công trình trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền
kinh, giảng đạo. Trải qua thời gian, khu di tích danh thắng Yên Tử được xem là
nơi hội tụ của nền văn hóa dân tộc.
Yên Tử đã được đầu tư nâng cấp hệ thống cáp
treo lên gần 3.000 khách / giờ, đảm bảo vận chuyển khách an toàn, nhanh và thuận
tiện.
3. Lễ hội chùa Hương
Hội chùa Hương diễn ra từ ngày mùng 6 tháng
giêng kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch.
Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp
nập thuyền đò qua lại. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền ngắm
cảnh non nước hữu tình. Rời thuyền, du khách có thể vãn cảnh chùa chiền và bắt
đầu leo núi, tham quan các hang động với hệ thống nhũ đá nhiều hình thù kỳ thú.
4. Lễ hội chùa Thầy
Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, cách trung
tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Nam. Tương truyền ngày mồng 7 tháng 3 âm lịch
đó là ngày Pháp sư Từ Đạo Hạnh hóa Phật và hội chùa Thầy được mở ra chính là để
tưởng niệm Từ Đạo Hạnh. Tuy nhiên, lễ hội chùa Thầy được bắt đầu từ ngày 5 đến
ngày 7 tháng 3 âm lịch.
Hội chùa Thầy ngoài những nghi thức tôn giáo
còn có các trò chơi dân gian hấp dẫn như múa rối nước với những cảnh múa lân,
múa rồng, cảnh xay thóc, giã gạo, chọi trâu…
5. Lễ hội đền Trần (Nam Định)
Lễ hội đền
Trần thường diễn ra trong khoảng 3 ngày, từ 13/1 đến 15/1 âm lịch hàng năm. Lễ
mở đầu bằng nghi lễ khai ấn , bắt đầu từ nửa đêm ( giờ Tý). Đền Trần thường được
biết đến là nơi cầu xin công danh, thăng tiến trong sự nghiệp. Ấn đền Trần sẽ được phát tại 3 nhà
là nhà trưng bày đền Trùng Hoa, nhà Giải Vũ và vườn cây đền Trần.
6. Hội Lim ( Bắc Ninh)
Hội
Lim được xem là lễ hội lớn nhất của tỉnh
Bắc Ninh. Hội Lim thường kéo dài trong khoảng từ 3-4 ngày, từ 12/1- 14/1 âm lịch
hàng năm,chính hội được tổ chức vào ngày 13/1 âm lịch với nhiều hoạt động gồm cả
phần lễ và phần hội, được tại quê hương quan họ- huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Hội Lim là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hóa Kinh Bắc. Có nhiều trò chơi
dân gian tại hội như đấu võ, đấu cờ, đu tiên...nhưng đặc sắc hơn cả là phần hát
hội, đây là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội Lim
Bạn đừng bỏ lỡ những dịp vui hiếm có này nhé, hãy sắp xếp thời gian để làm một chuyến du xuân thật ý nghĩa nào!
0 nhận xét :
Đăng nhận xét